VICOWIN-ISTARKA Zn-Mn

15 Đường số 1, Khu Phố 3, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
0916 916 779
VICOWIN-ISTARKA Zn-Mn
Giá:
Liên hệ

Bao bì có sẵn:

                     

  • Thông tin sản phẩm
  • Bình luận

 VICOWIN-ISTARKA Zn-Mn ĐƯỢC SẢN XUẤT ĐÓNG GÓI TẠI CHÂU ÂU, ĐƯỢC CÔNG TY CỔ PHẦN VICOWIN ĐĂNG KÝ VÀ NHẬP KHẨU PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM

VICOWIN-Istarka Zn-Mn

ĐÚNG CÁCH XÁC NHẬN ZINC VÀ MANGANESE, CHO ỨNG DỤNG FOLIAR
CHỨC NĂNG: Cung cấp vi chất THÀNH PHẦN: Mangan · Kẽm

VICOWIN-ISTARKA Zn-Mn ngăn ngừa hoặc khắc phục tình trạng thiếu kẽm và mangan, bằng cách áp dụng trên lá hoặc tới gốc, tưới nhỏ giọt. Những vi chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho quá trình quang hợp diễn ra. Ngoài ra, kẽm cần thiết cho sự hình thành carbohydrate và tổng hợp protein, và mangan tham gia vào các quá trình trao đổi chất như tổng hợp lignin. Việc áp dụng VICOWIN-ISTARKA Zn-Mn ngăn ngừa sinh lý do thiếu kẽm và mangan như nhiễm clo, đốm lá, thối trái, héo rũ cây và giảm tăng trưởng, do đó giúp cải thiện lợi nhuận của cây trồng.

Cả hai vi chất dinh dưỡng này đều được tạo phức bởi lignosulphonate, các phân tử tự nhiên có nguồn gốc từ lignin, có chứa đường tạo điều kiện cho sản phẩm xâm nhập vào cây trồng mà không gây độc tế bào, giúp cây chồng lại bệnh, tạo cây khoẻ mạnh chống lại côn trùng sâu hại.

Các vi chất dinh dưỡng được tạo phức bởi lignosulphonate có tính ổn định cao chống lại sự phân hủy quang hợp, và vì vậy VICOWIN-ISTARKA Zn-Mn có thể được áp dụng bằng ứng dụng trên lá trong khi vẫn duy trì hiệu quả đầy đủ.

Ứng dụng và liều lượng: pha 2ml/1L nước, phun ướt đều trên lá hoặc tưới gốc.

Mangan (Mn):

    Hiện tượng thiếu Mn, chủ yếu xẩy ra đối với đất có độ pH từ axit nhẹ đến trung tính. Mangan sulfat (24 - 32% Mn) và Mn - EDTA (13 % Mn) đều dễ tan trong nước và có tác dụng nhanh. Mangan oxyt có thể được sử dụng để làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

(+) Vai trò:

- Mangan là thành phần của các enzyme. Nó có vai trò hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục.

- Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi. Cũng như sắt,

- Mangan cũng không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với mầu vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen.

- Biểu hiện rõ nhất khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng. Nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá.

(+) Nguyên nhân:

    Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt.

   Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo.

Tên gọi chung của các loại phân cung cấp EDTA Mn cho cây trồng

Cây trồng hút mangan ở dạng ion mangan hóa trị 2 Mn2+ và dưới dạng các phức hợp hữu cơ có chứa mangan.

Cây không sử dụng mangan hóa trị bốn Mn4+.

* Tác động của Mangan đến quá trình sinh lý sinh hóa của cây trồng:

Mangan ảnh hưởng đến các quá trinh sinh lý sinh hóa của cây trồng sau đây: Quá trình dinh dưỡng khoáng (sự hút dinh dưỡng, sự cố định đạm, sự khử nitrat) quá trình hô hấp (sự oxy hóa, chu trình Krep), quá trình quang hợp (sự khử CO2), quá trình tổng hợp chất hữu cơ (tổn hợp gluxit, axit nucleic và các chất điều hòa sinh trưởng), quá trình vận chuyển, sự thoát hơi nước và sự chuyển hóa gluxit, sự sinh trưởng và phát triển (nảy mầm, tạo thân và ra hoa kết quả) sự chống chịu hạn của cây. Mn ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều loại chất như đường bột, hợp chất có đạm, các axit hữu cơ, sắc tố, vitamin, auxin và các men. Mn có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành diệp lục và xúc tiến sự hoạt động của nhiều loại men.

Người ta nhận xét thấy nhiều trường hợp mangan rất diển hình: trên đất trồng rau tưới bằng cống rãnh, trên các ruộng trồng cây hòa thảo được bón nhiều vôi. Hiện tượng thiếu mangan ít khi biểu hiện ở đất chua và trồng lúa yếm khí mà thường biểu hiện ở đất kiềm, đất chua sau khi bón vôi, đất khoáng khí và đất giàu hữu cơ. Trên các loại đất này ion Mn ở dạng hóa trị 3 và hóa trị 4 khó hòa tan hoặc kết hợp với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất khó hòa tan. Trong điều kiện kiềm, Mn sau khi hút được còn có thể chuyển sang dạng oxy hóa và kết đọng trong các mạch dẫn.

* Biểu hiện của cây trồng thiếu Mangan

Thiếu Mangan: lá mất màu xanh, gân chính và gân phụ màu xanh đậm tạo thành các dạng ô vuông.  

Triệu chứng thiếu Magan trên cây trồng

Cũng vì mangan rất ít di động, nên hiện tượng thiếu mangan thường có biểu hiện trước tiên ở các lá non. Ở cây lá rộng, bản lá vàng còn có các gân lá vẫn giữ màu xanh. Ở cây hòa thảo hiện tượng này cũng xuất hiện nhưng không rõ ràng.  

Triệu chứng thiếu Magan trên Lúa và mía

Cũng cần lưu ý rằng nhu cầu của cây trồng về mangan không có và hiện tượng độc do thừa mangan thường xuất hiện phổ biến hơn sự thiếu mangan. Hiện tượng này thường xuất hiện ở các vùng đất phèn và đi đôi với độc sắt, đất chua trũng yếm khí.

Bầu bí có triệu chứng ngộ độc mangan, các tổn thương tạo thành giữa các gân lá liên kết tạo thành từng đám và chuyển dần sang màu nâu

Nguyên nhân: nhiễm độc Mangan là do mức độ pH của đất dưới 5,6. Ở pH bình thường mangan bị các hạt keo đất giữ lại, khi mưa xuống pH hạ xuống thấp, Magan sẽ di động được cây hấp thụ vào tế bào với nồng độ rất cao. Hàm lượng mangan từ 800-900 ppm trở lên trong mô lá thường là độc hại. Thiệt hại do nhiễm độc mangan có thể rất nặng và kéo dài cả tuần sau đó. Khắc phục bằng biện pháp bón vôi cho đất.

Sự thiếu hay thừa Mn làm giản lượng vitamin C trong cải bắp. Khi bón nhiều vôi hàm lượng mangan trong cỏ giảm làm cho gia súc ăn cỏ giảm khả năng động dục, tỉ lệ cừu có chửa giảm hẳn.

* Các loại nguyên liệu để sản xuất phân có mangan:

1. Mangan Sunfat (MnSO4.4H2O)

Dạng bột màu hồng nhạt

Tan tốt trong nước

Nhiệt độ sôi 700OC

Hàm lượng Mn: 24%; S: 14%

 

2. Mangan Clorua (MnCl2. 4H2O)

Dạng tinh thể màu hổng (ẩm)

Thành phần MnCl2: 63.59%

Hàm lượng H2O: 36.41

Hàm lượng Mn: 27.76%

Hàm lượng Cl: 35.83%

3. Phân Mangan Chelate (nEDTA-Mn-13)

Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, manganese disodium complex

Công thức hóa học: EDTA-MnNa2 (C10H12N2O8MnNa2)

Hình thức sản phẩm: Bột màu trắng

Hàm lượng Mn chelated: 13%

pH (ở nồng độ 1%: 6-7 6.15

4. Phân Mangan Chelate (nEDTA-Mn-6)

Tên hóa học: 

Công thức hóa học: EDTA-MnK2

Hàm lượng Mn chelated: 6%

pH (ở nồng độ 1%): 6.0-8.0

 3. Kẽm (Zn):

    Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng đầu tiên cần thiết cho cây trồng. Kẽm thường được bón cho cây thiếu dinh dưỡng, có thể phun kẽm sunfat (23 % Zn) hoặc kẽm chelat (Zn - EDTA) lên lá ở giai đoạn hình thành hạt, lượng Zn trong lòng đất có vai trò quan trọng hơn so với Zn trên bề mặt.

(+) Vai trò:

   Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Nó là một nguyên tố có ảnh hưởng to lớn đối với năng suất cây trồng.

    Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây. Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydratcarbon.

    Kẽm cũng không được vận chuyển sử dụng lại trong cây nên biểu hiện thiếu thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây.

   Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng. Biểu hiện thiếu kẽm có thể là: lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng…

Hàm lượng kẽm trong các loại cây trồng biến động rất rộng, từ 1-10.000ppm tính theo hàm lượng chất khô, Ở các loại cây phổ biến, hàm lượng kẽm dao động, từ 10-100ppm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng kẽm trong cây.
Trong cây, rễ là bộ phận có hàm lượng kẽm cao nhất, sau tới lá và thấp nhất là thân và cành. Hàm lượng kẽm ở các phần non của cây thường cao hơn phần già. Hàm lượng kẽm giảm dần theo tuổi cây, tuổi cây càng cao, hàm lượng kẽm càng giảm.
Hàm lượng kẽm trong cây cũng phụ thuộc vào các nguyên tố dinh dưỡng khác. Người ta cho rằng phân đạm làm tăng khả năng hấp thu của rễ, từ đó tăng lượng kẽm cây hút. Dạng đạm amôn làm giảm sự ngộ độc kẽm với cây, trong khi đạm nitrat làm mức độ ngộ độc kẽm trầm trọng hơn. Hàm lượng lần trong đất cao làm cho kẽm kết tủa, lượng kẽm trong đất giảm dẫn tới hàm lượng kẽm trong cây thấp.

Bón phân lân, đặc biệt là với lượng lên cao cũng làm giảm lượng kẽm hữu hiệu, giảm lượng kẽm cây hút dẫn tới thiếu kẽm. Tương tự, sự dư thừa sắt hay mangan trong đất cũng làm cho hàm lượng kẽm trong cây thấp.
Hàm lượng kẽm trong cây tương quan khá chặt với hàm lượng kẽm hữu hiệu trong đất, nó cũng là chỉ số phản ánh môi trường đất. Phân tích cây thật sự cần thiết giúp cho việc chẩn đoán kẽm một cách chính xác.

Biểu hiện cây trồng thiếu phân vi lượng kẽm

QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG KẼM TRONG CÂY TRỒNG.

Để phân tích kẽm phải lấy mẫu ở các thời kỳ sinh trưởng đầu của cây. Cần lấy các lá đã phát triển hoàn thiện (lá 2 đến 4 từ ngon) vì các lá này mới thể hiện rõ hàm lượng kẽm của cây. Để đề phòng nhiễm kẽm từ dụng cụ vào mẫu, cần lấy mẫu bằng tay hoặc các dụng cụ không chứa kẽm.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan giữa hàm lượng kẽm trong cây với sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Đối với lúa, nếu kẽm trong thân lá

Ngưỡng thiếu kẽm ở cây trồng thường nằm trong khoảng 10-20ppm. Tuy nhiên, không có ngưỡng thiếu kẽm chung cho tất cả các loại cây. Những cây có khả năng sử dụng kẽm tốt thì ngưỡng thiếu là 15ppm hoặc 10ppm Zn. | So với ngưỡng thiếu, ngưỡng ngộ độc kẽm còn ít được biết đến. 100ppm Zn thường nằm trong khoảng thừa kếm và 400ppm Zn là giá trị ngộ độc kẽm ở hầu hết các loại cây trồng. Đối với những cây có khả năng chịu kẽm cao như ngô, đậu nành thì ngưỡng ngộ độc là 150ppm Zn.
Sự thiếu hụt kẽm có thể chẩn đoán khá chính xác qua việc phân tích kẽm trong cây. Phân tích cây có thể giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu kẽm trước khi các triệu chứng trên cây xuất hiện để áp dụng bổn phận kẽm kịp thời. Tuy nhiên, cần quan tâm đến tương tác giữa kẽm với các chất dinh dưỡng khác đặc biệt là các ion kim loại cùng dấu bởi sự dư thừa một nguyên tố dinh dưỡng này có thể dẫn đến sự thiếu hụt nguyên tố khác.

Vai trò của kẽm ( Zn ) đối với cây trồng

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng cần hút các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Các chất này nói chung đều có trong đất và được cây hút qua hệ thông rễ. Tuy nhiên, do quá trình sinh trưởng của cây có thể hút dinh dưỡng thông qua bộ lá.
 
   

 

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng cần hút các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Các chất này nói chung đều có trong đất và được cây hút qua hệ thông rễ. Tuy nhiên, do quá trình sinh trưởng của cây có thể hút dinh dưỡng thông qua bộ lá.

Nguyên tố kẽm có vai trò trong dinh dưỡng cây trồng như là việc ảnh hưởng đến sự tổng hợp sinh học axit indol acetic; là thành phần thiết yếu của men metallo-enzimes carbonic, anhydrase, anxohol dehydrogenase. Kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein. Đặc biệt,  kẽm còn giúp cho việc tăng cường khả năng sử dụng đạm và lân trong cây. Thiếu kẽm có thể làm giảm năng suất tới 50% mà không biểu hiện triệu chứng gì.  Trong trường hợp cây thiếu kẽm nặng, triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng sẽ xuất hiện chủ yếu ở các lá trưởng thành hoàn toàn, thường là lá từ thứ hai và thứ ba từ trên xuống. Trên cây bắp nếu thiếu kẽm thí lá sẽ có từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc đỏ tía giữa gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá. Trên cây lúa, sau khi cấy 15 - 20 ngày, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già, sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu xẫm, sau đó lá trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng 1 tháng. Đối với nhóm cây có múi, trêm cam, chanh xuất hiện lá úa vàng không đều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả sẽ giảm mạnh, các loại cây có cành thì bị khô đầu cành và chết.

Đối với đất có pH > 6 mới có thể thiếu kẽm, đặc biệt ở đất bón nhiều vôi. Bón vôi quá liều lượng có thể gây thiếu kẽm. Giữa lân và kẽm có thể xảy ra đối kháng khi ta bón lân quá nhiều cũng gây tình trạng thiếu kẽm do cây hút kẽm không được. Kẽm thường tập trung nhiều ở lớp đất mặt giàu mùn. Nếu lớp đất mặt bị rửa trôi hoặc bị lấy đi thì cây trồng cũng dễ bị tình trạng thiếu kẽm. Mức độ mẫn cảm do thiếu kẽm của các cây trồng cũng thay đổi tuỳ theo nhóm cây:

- Nhóm cây mẫn cảm với thiếu kẽm như cam quýt, cây ăn quả lâu năm, nho, đậu côve, đậu nành, bắp, hành.

- Nhóm cây mẫn cảm trung bình với thiếu kẽm: bông vải, khoai tây, cà chua, cao lương, củ cải, lúa

- Nhóm cây ít mẫn cảm với thiếu kẽm: các loại cây ngũ cốc hạt nhỏ, cà rốt, măng tây, bạc hà lấy tinh dầu.

Để khắc phục tình trạng thiếu kẽm trên cây trồng, người ta bổ sung kẽm trong các loại phân bón lá. Như loại phân bón thường dùng là Sulphát kẽm ZnSO4 với liều lượng sử dụng từ 15 - 250 g Zn nguyên chất /ha. Ta pha với khoảng 200 - 300 lít nước và phun cho 1 ha. Phun vừa đủ ướt lá, nên pha thêm chất bám dính để tăng hiệu quả sử dụng phân bón lá. Ngoài ZnSO4, có thể phun loại kẽm đã được chelat hoá như: NaZn EDTA tuy có hiệu quả cao hơn nhưng giá thành cao. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá với thành phần dinh dưỡng khác nhau, trong đó có bổ sung thêm nhiều loại nguyên tố vi lượng khác nhau. Do đó khi sử dụng cần xem kỹ thành phần dinh dưỡng ghi trên nhãn chai cũng như tính năng tác dụng của loại phân đó. Như vậy sử dụng cho cây trồng mới hiệu quả.

 

Kẽm (Zn) là thành phần then chốt trong cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Tình trạng thiếu kẽm có thể là mối đe dọa lớn đối với sản lượng cây trồng.

Là một trong số các chất vi dinh dưỡng thiết yếu, kẽm  là nguyên tố thiết yếu cho sự phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh của cây trồng, động vật và con người. Nó thường có mặt trong đất với tỷ lệ 25 - 200 mg Zn/kg trọng lượng khô, không khí với hàm lượng 40 - 100 ng Zn/m3, nước với hàm lượng 3 - 40 mg Zn/l. 

 

Kẽm quan trọng đối với nhiều chức năng sinh lý của cây trồng, kể cả việc duy trì tính toàn vẹn chức năng của các màng sinh học và hỗ trợ quá trình tổng hợp protein. Các enzym và protein thường có nhu cầu về các vi chất dinh dưỡng, trong đó nhu cầu kẽm là lớn nhất. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong các quá trình: quang hợp và hình thành đường, tổng hợp protein, sinh sản và tạo hạt giống, điều chỉnh tăng trưởng, bảo vệ chống dịch bệnh.

Nếu không được cung cấp đủ kẽm, sự phát triển của cây trồng có thể bị ảnh hưởng, chất lượng cây trồng giảm. Tình trạng thiếu kẽm trong cây trồng được thể hiện ở những triệu chứng dễ thấy như thân cây còi cọc, chiều cao giảm, bệnh úa vàng, lá cây có hình dạng khác thường và còi cọc. Những triệu chứng này thay đổi tùy theo loại cây trồng và thường chỉ thể hiện rõ ở những cây bị thiếu kẽm nghiêm trọng. Trong những trường hợp thiếu kẽm ở mức nhẹ đến vừa phải, năng suất cây trồng có thể giảm đến 20% hoặc hơn tuy cây trồng không có những triệu chứng rõ rệt.

Hiệp hội Kẽm quốc tế  (IZA) đã xác định kẽm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng thứ ba ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch ngũ cốc, chỉ đứng sau đạm và lân. Nhiều loại cây trồng hiện đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu kẽm trong nhiều loại đất ở phần lớn các khu vực canh tác nông nghiệp trên thế giới. Sản lượng những cây lương thực chính như lúa gạo, lúa mì, ngô và lúa miến,... đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu kẽm, tương tự như nhiều loại hoa quả, rau xanh và cây trồng khác như bông hoặc lanh. đặc biệt, cây lúa nước rất dễ bị thiếu kẽm do việc tưới tiêu thủy lợi thường tạo điều kiện làm thất thoát kẽm khỏi đất. Ngoài ra, việc tưới ngập nước làm giảm lượng kẽm mà cây trồng có thể hấp thụ, tăng nồng độ P tan và các ion bicacbonat, do đó làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu kẽm. Viện Lúa gạo quốc tế  (IRRI) ước tính đến 50% đất trồng lúa nước trên thế giới, trong đó có 35 triệu ha đất tại châu Á, đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu kẽm.

Ngô là cây trồng nhạy cảm nhất đối với tình trạng thiếu kẽm và có mức tiêu thụ kẽm cao nhất trên mỗi hecta. Nhu cầu ngô tăng cao để sản xuất thức ăn gia súc tại các nước đang phát triển và để sản xuất etanol tại các nước phát triển đang làm cho tình trạng thiếu kẽm ở loại cây trồng này trở thành một vấn đề cần ưu tiên giải quyết.

Lúa mì có thể chịu được tình thiếu kẽm tương đối tốt, hàm lượng kẽm mà cây trồng có thể hấp thụ trong đất nông nghiệp tại nhiều khu vực trồng lúa mì rất thấp. Tuy nhiên, thiếu kẽm có thể làm giảm hơn 50% năng suất thu hoạch lúa mì.

Trong số những cây trồng có mức nhạy cảm cao đối với tình trạng thiếu kẽm còn có đậu, cam quít, nho, ngô, hành, lúa nước,...

Những loại đất dễ xảy ra tình trạng thiếu kẽm thường có một trong những hiện tượng như tổng hàm lượng Zn thấp  (ví dụ đất cát ít chất hữu cơ), pH trung tính hoặc kiềm, hàm lượng các loại muối cao, hàm lượng CaCO3 cao, đất phong hóa nhiều  (ví dụ ở vùng nhiệt đới), đất có than bùn, hàm lượng P cao, đất ngập nước dài ngày  (đất trồng lúa nước), hàm lượng manhê hoặc bicacbonat cao.

Những quốc gia có tình trạng đất thiếu kẽm đặc biệt phổ biến là Apganixtan, Bănglađét, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Irắc, Pakixtan, Xuđăng, Xyri, Thổ Nhĩ Kỳ, Ôxtrâylia, Philipin, các bang vùng bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ và một phần châu Âu.  

Kẽm có những tương tác quan trọng với nhiều chất dinh dưỡng khác của cây trồng, đặc biệt là phốtpho. Hàm lượng P cao trong đất thường là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm ở cây trồng. Người ta đã xác định thấy rằng, trong một số trường hợp việc bón nhiều phân lân có thể dẫn đến giảm nồng độ kẽm trong cành non của cây trồng. N  (phân đạm) cũng tác động đến tình trạng hấp thụ Zn trong cây trồng do nó hỗ trợ sự phát triển của cây trồng và thay đổi độ pH của môi trường rễ. ở nhiều loại đất, N là yếu tố chính hạn chế sự tăng trưởng và năng suất thu hoạch của cây trồng, vì vậy nếu bón cả hai loại chất dinh dưỡng này có thể nâng cao sản lượng cây trồng. Các loại phân đạm như amoni sunphat có thể có tác động làm chua đất và do đó ở những cây trồng thích hợp sẽ giúp tăng lượng kẽm mà cây trồng có thể hấp thụ. Trái lại, Ca (NO3)2 có thể làm tăng độ pH của đất và giảm lượng kẽm mà cây trồng có thể hấp thụ.

Một số các chất dinh dưỡng khác như Ca, Mg, K, và Na có tác động ức chế sự hấp thụ Zn ở rễ cây. Ví dụ, Ca được cung cấp ở dạng CaCO3 sẽ làm tăng pH và giảm hàm lượng Zn của cây trồng.

Kết quả các nghiên cứu nông học cho thấy K và Mg có tác động ức chế hấp thụ Zn trong các dung dịch có hàm lượng Ca thấp, nhưng tác động này không xảy ra nếu hàm lượng Ca tăng lên. ở những loại đất phù sa giàu đất sét, ngô có thể đáp ứng với việc bón cả Zn và K bằng cách tăng đáng kể mức đáp ứng đối với Zn ở tất cả các hàm lượng K.

Các loại phân bón chứa kẽm

Sau khi đã xác định tình trạng thiếu kẽm, có thể xử lý bằng cách sử dụng các loại phân bón khác nhau có chứa kẽm. Một số hợp chất kẽm khác nhau có thể được sử dụng làm phân bón, nhưng kẽm sunphat  (ZnSO4) được sử dụng rộng rãi nhất. Kẽm sunphat thường được áp dụng bằng cách rải hoặc phun dung dịch lên hạt giống và đưa lên lớp đất bề mặt khi cày bừa trước khi gieo hạt. Một liều lượng áp dụng 20 - 30 kg ZnSO4/ha sẽ đủ để cải thiện tình trạng kẽm trong đất trong thời gian vài năm, sau đó mới cần phải bón lại phân chứa kẽm mới. Nhưng ở một số loại đất thiếu nhiều kẽm, đặc biệt là các loại đất có hàm lượng canxi cao, có thể cần phải bón phân bón chứa kẽm thường xuyên hơn.

Có ba nguồn hợp chất khác nhau có thể được sử dụng làm phân bón chứa kẽm, cụ thể là các hợp chất vô cơ, các chelat tổng hợp và các chất hữu cơ tự nhiên. Nhưng ở ba loại hợp chất này hàm lượng kẽm, giá phân bón và hiệu quả đối với cây trồng ở những loại đất khác nhau thường dao động khác nhau.

ZnSO4 là phân bón chứa kẽm được sử dụng phổ biến nhất, có bán ở cả dạng tinh thể monohydrat và heptahydrat. Kẽm oxysunphat  (xZnSO4 x H2O) được sản xuất bằng cách sử dụng axit sunphuric để axit hóa một phần ZnO, còn dung dịch kẽm sunphat amoni hóa Zn (NO3)4SO4 là nguồn cung cấp đạm, kẽm và lưu huỳnh, thường được kết hợp với amoni polyphốtphat để sử dụng như phân bón đầu mùa. Urê chứa kẽm  (phân urê dạng hạt bọc kẽm sunphat với 42% N, 1-2% Zn) được sử dụng đối với cây lúa trồng trên đất có tính kiềm. Các dung dịch huyền phù đặc của ZnO được sử dụng làm phân bón lá, trong khi đó loại phân bón có chứa urê, amoni nitrat và kẽm nitrat  (15% N và 5% Zn) đã được đăng ký bản quyền và cũng được sử dụng làm phân bón lá.

Các chelat tổng hợp là các dạng đặc biệt của các chất vi dinh dưỡng phức, nhìn chung chúng được sản xuất bằng cách kết hợp tác nhân chelat hóa  (ví dụ EDTA) với ion kim loại. Nhờ độ bền cao nên các chelat tổng hợp rất thích hợp để phối trộn với các dung dịch phân bón đặc.

Các hợp chất hữu cơ tự nhiên chứa kẽm bao gồm các hợp chất được sản xuất bằng cách cho muối kẽm phản ứng với các xitrat hoặc sản phẩm phụ dạng hữu cơ của ngành sản xuất bột giấy. Nhìn chung chúng rẻ hơn so với các chelat tổng hợp như Zn-EDTA, nhưng thường cũng ít hiệu quả hơn do độ bền kém của các liên kết phức. Vì vậy chúng không thích hợp để phối trộn với các dung dịch phân bón đặc.

Ngoài các loại phân bón chứa kẽm như trên, một số loại phân vi dinh dưỡng khác cũng có chứa những lượng nhỏ kẽm và khi được sử dụng đều đặn ở nồng độ thích hợp chúng có thể góp phần làm tăng dinh dưỡng kẽm cho cây trồng.  

 

Sản phẩm cùng loại
VICOWIN-KAFOM

VICOWIN-KAFOM

Giá: Liên hệ
VICOWIN-CALFRUIT

VICOWIN-CALFRUIT

Giá: Liên hệ
VICOWIN-CALIBOR

VICOWIN-CALIBOR

Giá: Liên hệ
VICOWIN-VIGORTEM

VICOWIN-VIGORTEM

Giá: Liên hệ
VICOWIN-AZELAI

VICOWIN-AZELAI

Giá: Liên hệ
Zalo